Những cách bổ sung canxi cho phụ nữ an toàn và hiệu quả
-
Người viết: Bắc Đặng
/
Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khỏe xương khớp và răng, đặc biệt với phụ nữ bước vào giai đoạn từ 30 tuổi trở đi. Việc bổ sung canxi đúng cách sẽ giúp duy trì cuộc sống khỏe mạnh, cơ thể hoạt động linh hoạt và đồng thời phòng chống bệnh loãng xương cùng các vấn đề liên quan đến thiếu canxi.
Vai trò của canxi đối với phụ nữ
Vai trò của canxi trong giai đoạn mang thai
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ mất đi một lượng lớn canxi trong cơ thể do phân giải hợp chất canxi có trong xương và phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu phát triển thai nhi nhưng thường chưa đủ. Cơ thể phụ nữ mang thai cần nhiều canxi hơn thế và nhu cầu bổ sung canxi tăng cao khi càng về những tháng cuối thai kỳ. Nếu không bổ sung đủ lượng canxi thiếu hụt, thai nhi dễ bị ảnh hưởng đến sự phát triển như chậm lớn, còi xương bẩm sinh, dị dạng xương,...
Canxi cần thiết trong giai đoạn mang thai
Vai trò của canxi trong giai đoạn sau sinh
Bên cạnh việc bổ sung canxi cho phụ nữ trong quá trình mang thai, phụ nữ sau sinh vẫn cần bổ sung canxi thường xuyên với hàm lượng bổ sung cao hơn so với lúc mang bầu. Bởi sau khi sinh, nguồn canxi cung cấp cho trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn sữa từ cơ thể mẹ. Nếu người mẹ không có chế độ dinh dưỡng hợp lý dẫn đến thiếu hụt lượng canxi cần thiết cung cấp cho trẻ gây trở ngại đến quá trình phát triển của con trẻ trong tương lai. Ngoài ra, sau sinh người mẹ cũng có thể bị mắc bệnh loãng xương và các triệu chứng khác như đau lưng, rụng tóc, đau vai. Thiếu canxi cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng, dễ gây ra các bệnh liên quan tới nha chu, xương ổ răng và nướu.
Vai trò của canxi trong giai đoạn cho con bú
Vai trò của canxi trong giai đoạn mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ đánh dấu sự kết thúc chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản của nữ giới. Theo đó, độ tuổi từ 45-55 nồng độ estrogen và progesterone bắt đầu suy giảm. Estrogen hoạt động như một chất bảo vệ tự nhiên và bảo vệ sức mạnh của xương, trong khi progesterone giúp hệ cơ chắc khỏe. Vì thế, phụ nữ mãn kinh sớm hoặc có lượng hormone estrogen thấp gây thiểu kinh, mất kinh có thể dễ mắc bệnh loãng xương.
Không những thế, giai đoạn mãn kinh hoặc sau mãn kinh cũng có thể làm giảm tỉ lệ mật độ xương cao hơn nam giới, chính vì vậy các bác sĩ thường khuyến nghị chị em nên bổ sung canxi ở giai đoạn này giúp ngăn ngừa loãng xương.
Canxi ảnh hưởng không nhỏ trong giai đoạn mãn kinh ở nữ giới
Dấu hiệu nhận biết thiếu canxi ở phụ nữ
Nhiều chị em sau giai đoạn từ 30 tuổi trở đi bắt đầu gặp các vấn đề liên quan tới sức khỏe do cơ thể bắt đầu bước thời kỳ lão hóa và dần mất đi lượng canxi cần thiết. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết thiếu canxi ở phụ nữ mà bạn nên biết:
Triệu chứng sớm của thiếu canxi:
Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt: Phụ nữ mắc bệnh thiếu canxi luôn trong tình trạng cảm thấy mệt mỏi toàn thân. Do lượng canxi thiếu hụt nên việc dẫn truyền thần kinh và co cơ không thể hoạt động hiệu quả.
Chuột rút, co cơ: Một trong những triệu chứng phổ biến của thiếu canxi khi chuột rút và co cơ không tự ý, đặc biệt vào ban đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Móng và tóc yếu, dễ gãy: Thiếu canxi làm cho móng tay trở nên yếu gãy, có đốm trắng; tóc khô xơ thường xuyên gãy rụng nhiều.
Rối loạn giấc ngủ: Phụ nữ thiếu canxi thường gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó vào giấc, giấc ngủ không sâu, hay tỉnh giấc giữa đêm.
Thay đổi tâm trạng thất thường: Cơ thể chị em thường xuyên thấy khó chịu, hay thay đổi, cáu gắt hoặc có cảm giác lo âu, trầm cảm do lượng canxi thiếu hụt ảnh hưởng tới dẫn truyền tín hiệu thần kinh và sản xuất các hormone liên quan đến cảm xúc
Đau nhức xương khớp: Thường xuyên thấy đau mỏi xương khớp khi vận động quá mức.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang thiếu hụt canxi
Biến chứng lâu dài do thiếu canxi:
Loãng xương: Thiếu canxi trong thời gian dài có thể dẫn đến loãng xương, làm xương dần trở nên yếu và dễ gãy. Đây là vấn đề phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh do lượng hormone estrogen giảm dần.
Tăng nguy cơ gãy xương: Xương yếu do thiếu canxi dễ gây ra tình trạng giòn gãy khi gặp phải chấn thương nhỏ hoặc trong các hoạt động hàng ngày.
Nhịp đập tim không đều: Thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến nhịp tim gây ra hiện tượng tim đập nhanh, không đều hoặc cảm giác hồi hộp.
Thiếu canxi có thể gây khả năng loãng xương ở phụ nữ
Cách bổ sung canxi cho phụ nữ an toàn và hiệu quả
Bổ sung canxi thông qua thực phẩm
Phụ nữ mang thai rất cần bổ sung canxi thông qua các thực phẩm tự nhiên đầy đủ dinh dưỡng. Lượng canxi sẽ tăng lên theo từng giai đoạn mang bầu của mẹ nhằm đảm bảo sự phát triển của thai nhi:
Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu): Nhu cầu canxi khoảng 800mg canxi nguyên tố/ngày
Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa): Nhu cầu canxi tăng lên 1000mg canxi nguyên tố/ngày
Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): Lượng canxi cần bổ sung tăng lên 1500mg canxi nguyên tố/ngày
Bước vào giai đoạn sau sinh, phụ nữ cho con bú cần bổ sung canxi khoảng 1300mg/ ngày. Trong đó, cơ thể người mẹ hấp thụ khoảng 1000mg do em bé lấy đi khoảng 200mg- 300mg từ sữa mẹ suốt 6 tháng đầu nuôi con bằng sữa mẹ.
Đến độ tuổi mãn kinh trở đi, cơ thể dần lão hóa nên phụ nữ bắt đầu gặp các vấn đề liên quan đến xương khớp và các bệnh khác liên quan đến canxi như đau nhức răng miệng, mất ngủ, thay đổi nội tiết,...
Vì vậy, các thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày như:
Các sản phẩm từ sữa có hàm lượng canxi dồi dào như: sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ,...
Các loại rau củ quả: cam, bơ, cải bó xôi, cải ngọt, rau lang,...
Các loại đậu hạt ngũ cốc: hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu nành, yến mạch,....
Hải sản: tôm, cua, cá hồi,...
Hàm lượng canxi hữu cơ có trong thực phẩm
Bổ sung canxi bằng các sản phẩm chức năng
Khi bắt đầu sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung canxi, chị em phụ nữ cần lưu ý một số điều sau:
Thời điểm tốt nhất để bổ sung canxi là vào buổi sáng, sau khi ăn khoảng 1 tiếng và sử dụng đúng liều lượng được chỉ định.
Nên lựa chọn các sản phẩm gốc hữu cơ để tránh gây ra tình trạng lắng cặn gây sỏi thận, vôi hóa nhau thai, nóng trong gây táo bón,...
Tránh sử dụng chung canxi và sắt vì sắt có thể làm hạn chế sự hấp thụ canxi vào cơ thể.
Theo dõi tác dụng phụ để có các biện pháp kịp thời từ bác sĩ nhằm không gây ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để đo lường nồng độ canxi trong cơ thể nhằm đảm bảo mức canxi luôn được duy trì hợp lý.
Canxi hữu cơ DDA xóa tan mọi nỗi lo của chị em
Trên đây là những chia sẻ về cách bổ sung canxi hợp lý, an toàn và có hiệu quả đến sức khỏe của chị em. Hi vọng rằng các thông tin trên có thể giúp cho nữ giới hiểu hơn về tầm quan trọng của canxi đối với sức khỏe, đồng thời có cách bổ sung canxi hợp lí, đúng cách để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình!
Sản phẩm khuyến mãi
Khuyến mãi mỗi ngày
Viết bình luận